Hotline: 0932 38 38 29

thông tắc cống, thông tắc bể phốt

Hỗ trợ trực tuyến

Vứt rác bừa bãi - Ô nhiễm môi trường và huỷ diệt cuộc sống con người

Môi trường thiên nhiên gắn bó mật thiết với con người, vậy mà con người trực tiếp ra tay phá hoại “ngôi nhà thân thương” của mình một cách vô ý thức
Môi trường thiên nhiên gắn bó mật thiết với con người, vậy mà con người trực tiếp ra tay phá hoại “ngôi nhà thân thương” của mình một cách vô ý thức. Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, vấn đề rác thải đang xuất hiện rất nhiều trong xã hội gây ô nhiễm môi trường và làm biết bao sinh vật chết vì rác. Trong đó vấn đề bức bách nhất là xả rác ra đường hoặc nơi công cộng.

Vấn đề xả rác nơi công cộng đã và đang xuất hiện nhan nhạn trên đường phố, từ thành thị đến nông thôn, ở mọi lúc mọi nơi. Ta có thể thấy rất rõ hiện tượng này mỗi khi đi trên những con phố lớn, văn minh, người dân vô tư xả rác bừa bãi ngay trên chính vỉa hè, lề phố. Hay khi đi ăn nhà hàng, mặc dù chủ nhà hàng đã để sẵn một thùng rác nhỏ dưới bàn ăn của mỗi người nhưng khi dùng xong giấy ăn hoặc tăm tre thì họ lại thản nhiên vứt xuống nền nhà và tệ hại hơn là vứt qua cửa sổ dẫn đến việc rác thải mắc vào cành cây, dây điện gây mất mĩ quan thành phố hay rơi xuống lòng đường gây khó chịu cho người đi lại. Vào một quán nước, những người hút thuốc hay ăn kẹo cao su đều có gạt tàn để bỏ vào nhưng hình như không ai nhìn thấy nên gạt tàn thì vẫn sạch sẽ còn sàn nhà thì lại đầy những điếu thuốc cùng với những bã kẹo cao su. Không những thế, thật nguy hiểm khi vứt thuốc bừa bãi mà không chịu dập tắt thuốc lá trước khi vứt thì có thể gây cháy nhà hoặc tàn thuốc sẽ bay vào người khác. Rất dễ để chứng kiến cảnh người ngồi trên xe gắn máy vứt giấy gói thức ăn hay ném vỏ hộp sữa họ mới vừa uống xong ra đường. Cũng như vậy với tình trạng người ngồi trên xe ô tô, nhất là xe buýt, xe du lịch, người ta cũng vứt rác ra đường qua cửa sổ hay thậm chí còn khạc nhổ ngay trên xe. Các gia đình sống dọc hai bên đường đều mang túi rác ra đường vứt. Đi bộ ven hồ, dù là đẹp và nổi tiếng như hồ Hoàn Kiếm, song ta vẫn có thể thấy những que kem đang ăn dở, những mẩu thuốc lá hay những vỏ kẹo được vứt vung vãi dưới lòng đường, tệ hơn là ở trên mặt hồ nước trong xanh thì có thể biết ý thức của nhân dân ta như thế nào.
Những việc làm này đều do một bộ phận người dân vô ý thức bảo vệ môi trường và thành phố, nơi mình sinh sống. Nhìn vào bộ mặt của các đô thị, người ta có thể đánh giá trình độ và mức độ phát triển của một quốc gia. Ở các nước tiên tiến như Singapore, Đức, Anh, Pháp, Hàn Quốc,... vấn đề giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, bảo vệ môi trường sạch đẹp được quan tâm hàng đầu. Còn ở nước ta, chuyện vứt rác, xả nước bẩn làm ô nhiễm nơi công cộng, ném xác súc vật ra đường hay sông, hồ,... thì khá phổ biến. Có thể gọi hiện tượng này là nếp sống thiếu văn hóa, kém văn minh.

Nguyên nhân của những việc làm nói trên đều do người dân thiếu ý thức bảo vệ môi trường và nơi mình sinh sống, phần lớn đều là những thanh, thiếu niên nhưng cũng không ít những người lớn tuổi mắc phải. Khi một gia đình cùng đi chơi mà bố mẹ vô tư xả rác bừa bãi, không thong tac ve sinh đã vô tình tạo thói quen không tốt cho con cái là “đi đến đâu, xả rác đến đó”. Những cụm từ hay các biển cấm “Không xả rác bừa bãi!” hay “Hãy bỏ rác vào thùng!” tại những nơi công cộng như bệnh viện, công viên,... đã trở thành “ những điệp khúc” lặp đi lặp lại đối với tất cả chúng ta. Nhiều người cho rằng hành động xả rác đã trở thành thói quen rất khó thay đổi. Thiết nghĩ, thói quen được chủ động hình thành trong mỗi người. Từ lúc bắt đầu đi học ở trường mầm non, các em học sinh đã được cô giáo dạy giữ gìn vệ sinh cá nhân, để vật dụng ngăn nắp, bỏ rác vào thùng,... Liệu chúng ta có thấy cảm phục hay thậm chí xấu hổ khi thấy một đứa bé bốn tuổi loay hoay tìm giỏ rác để vứt giấy gói quà? Tuy nhiên, thói quen này lại dần mất đi khi các em lớn lên. Tại sao lại như vậy? Vì thầy cô giáo không còn đề cập sát sao vấn đề này nữa ở các lớp cao hơn? Hay do các em thấy người lớn “không tuân thủ” nên cũng bắt chước làm theo? Hơn nữa, vứt rác bừa bãi thì cũng tiện lợi hơn là phải đi tìm và bỏ rác vào thùng. Đây là thời điểm để một thói quen khác dần hình thành. Ngoài ra, cũng do vì trong thành phố chúng ta có quá ít thùng rác hay thùng rác chỉ được đặt ở những con phố lớn, nhiều người qua lại, còn khi khi cần vứt rác trên những con phố nhỏ thì lại không có thùng rác. Như thế sẽ khiến cho thói quen này ngày càng tăng cao bởi nhiều người lấy cớ đó để xả rác mà không ai nói gì. Việc xả rác nơi công cộng cũng là do những người ích kỉ, chỉ biết lo cho bản thân mà không biết đến cộng đồng, xã hội. Tục ngữ có câu : “Cha chung không ai khóc”. Nếu ở trong nhà mình chắc mọi người đều không vứt rác bừa bãi mà đã cho vào túi đựng hoặc thùng rác. Còn ở ngoài đường, chả phải của ai nên cứ dùng xong là họ lại vứt ngay ra đường.

Tác hại của việc vứt rác bừa bãi không chỉ làm làm ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí khi không hút bể phốt. Không những thế, nó còn gây mất mĩ quan đô thị, thành phố. Vào những ngày trời mưa tầm tã, đường phố đô thị lại tràn ngập trong biển nước với rác thải nổi lềnh bềnh. Tại sao lại như vậy? Do ý thức của con người quá kém, họ luôn vô tư xả rác bừa bãi ra đường phố, làm cho hệ thống cống rãnh bị nghẽn tắc, không lọc và xử lý được nguồn nước thải, dẫn đến việc “ngập lụt trong thành phố”. Hơn thế nữa, xả rác bừa bãi còn là nguyên nhân gây nên nhiều mầm mống bệnh tật. Trong những năm qua, các bệnh viện nước ta đã phải tiếp nhận biết bao trường hợp bệnh nhân bị mắc các chứng bệnh về đường hô hấp,... do rác thải gây nên. Nếu với cứ tốc độ xả rác bừa bãi của người dân hiện nay thì nước ta sẽ không có đủ đội ngũ nhân lực dọn dẹp đường phố. Thử tưởng tượng một thành phố mà đi đến đâu cũng thấy đầy rẫy rác thải, khói bụi và mùi hôi thối cùng những con ruồi, bọ, chuột, muỗi, gián,... vây quanh; hay những dòng sông, mặt nước hồ đều chuyển từ màu trong xanh sang màu đen ngòm cùng với rác thải nổi lềnh bềnh,... thì mọi người sẽ nghĩ như thế nào? Thật đáng sợ!

Vậy làm thế nào để khắc phục những hậu quả của những tình trạng trên? Nếu muốn giúp cho thành phố sạch đẹp và cũng là giúp cho bản thân mỗi người thì chúng ta cần phải xử lý mùi hôi, tránh các vấn đề xả rác ra nơi công cộng bằng cách viết khẩu hiệu, bảng tuyên truyền treo ở khắp mọi nơi. Đồng thời nhắc nhở và xử phạt nghiêm khắc những người xả rác bừa bãi, tăng thêm số lượng thùng rác ở những nơi công cộng, khu vui chơi giải trí như nhà ga, bến tàu, công viên,... Nhưng điều quan trọng nhất chính là ý thức tự giác nhận biết và điều chỉnh hành vi, thói quen của mình ở mỗi người. Biết trước được vấn đề đáng báo động trên, Nhà nước ta đã tổ chức một chiến dịch mang tên "3R" (Reuse: tái sử dụng, Reduce: giảm thiểu, Recycle: tái chế) nhằm giúp người dân hiểu được nguy cơ này và kịp thời ngăn chặn. Trước tiên ta cần phải thực hiện tốt những điều đó để bảo vệ môi trường, sức khoẻ cho mọi người và toàn thể xã hội.

Xả rác bừa bãi là thực trạng rất đáng phê phán vì nó gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và xã hội. Hãy cùng chung tay góp sức vì một đất nước xanh, sạch đẹp và văn minh theo khẩu hiệu : “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”! Để làm được điều đó, mỗi người cần nhận thức rõ hành vi của mình, cùng nhau bảo vệ Trái Đất - ngôi nhà chung thân yêu của chúng ta - cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ bản thân con người khỏi những nguy cơ diệt vong.